Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
PHẦN ĐẦU : EM PHẢI LUYỆN ĐỘI SINH EM THÀNH MỘT ĐỘI VỮNG VÀNG
Vậy
trong phần này chúng ta sẽ nói đến :
1.
Em
2.
Đội em trong Đoàn
3.
Đội em trong Đội
4.
Đội em ở Trại.
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016
CHƯƠNG I: EM
Anh
vừa nói trên đây “Tin nơi em”. Em có thể làm được nhiều việc. Em có thể tiến xa
hơn nhiều, lên cao hơn nữa nếu em muốn.
Người
ta đã nói và viết rất nhiều về nhiệm vụ của em ! Nếu anh chép vào đây bảng kê
các sách anh đã đọc để viết tập này, thì choán hết ba bốn trang giấy. Vì trách
nhiệm của em rất quan trọng, vì sứ mệnh của em rất cao cả. Khi Baden-Powell lập
ra Phép Hàng đội Tự trị, Cụ có ý muốn trao cho Đội trưởng nhiều trách nhiệm nặng
nề.
Điều Luật thứ 1: Em là một Trưởng trong Đoàn.
Điều
Luật này là điều Luật thứ nhât của em vì bổn phận trước nhất của Đội trưởng là
phải đặt quyền lợi Đoàn TRƯỚC quyền lợi Đội. Anh nói rõ là: TRƯỚC, vì không phải
Đoàn sống cho Đội, mà là Đội phải sống cho Đoàn.
Em
phải nghĩ kỹ lại, nhất là trong các cuộc chơi của Đoàn và trong các cuộc thi giữa
các Đội.
Điều Luật thứ 2 : Em là Hướng đạo sinh thứ nhất của đội em.
Em
là một Hướng đạo sinh. Một hôm, trước mặt các Trưởng và các anh em trong Đoàn,
em đã đưa cao ba ngón tay lên và em đã hứa. Trong cặp mắt em, anh nhận thấy bao
hào quang rực rỡ của mặt trời, trong tim em lại có một ngọn lửa cháy mạnh tràn
lan ra ngoài. Lòng em hăng hái vô cùng.
Em
nên chú ý rằng em chớ nên ngủ gục ở bậc Hướng đạo Hạng Nhì và ở hai sọc trắng
nơi túi áo của em. Những cái ấy không biểu hiệu cho tài năng và sự can đảm của
em.
Điều Luật thứ 3 : Em có một Đội phó và nhiều Đội sinh.
Đội
em không phải chỉ có một mình em hay có 7, 8 anh em sống chung đụng lộn xộn
đâu. Đây là một nhóm có anh Đội trưởng, anh Đội phó và 6 em Đội sinh. Đấy là một
gia đình nhỏ mà anh em thương nhau như ruột thịt, Đây là một chuỗi hột, có hột
lớn hột nhỏ, nhưng sắp liền nhau, kết lại với nhau. Đội là chuỗi hạt mà Đội
sinh là các hạt sống thân mật sát cạnh nhau.
Tinh
thần Đội là sợi dây kết các hạt lại với nhau. Ai phải lo cho tinh thần ấy ? Đội
trưởng và tất cả Đội sinh.
Điều Luật thứ 4 : Em không phải sống một mình, em còn có Cha Tuyên úy hay Thầy cố vấn Giáo hạnh, anh Đoàn trưởng và các anh Đoàn phó.
Đội
không phải là “một nước trong nước đâu”. Các Trưởng tín nhiệm em. Vậy em phải
nhận trách nhiệm với tất cả lòng can đảm của em và chớ quên rằng bổn phận em nặng
nề. Bổn phận chánh là em phải giúp 6, 7 Đội sinh của em trở thành Hướng đạo
sinh hoàn toàn.
Ngoài công việc ấy, em còn có bổn phận đối với các Trưởng em như :
Ngoài công việc ấy, em còn có bổn phận đối với các Trưởng em như :
- Dễ bảo : để giúp em thích hỏi và biết
nghe lời khuyên bảo.
- Tín nhiệm : để theo và noi gương các
Trưởng.
- Trung thực : để các Trưởng biết rõ về
Đội em và bênh vực các Trưởng bất cứ lúc nào, trước mặt các Đội sinh em.
Em sẽ đọc thấy trong tập này những bổn phận của em và của Đội em đôi với các Trưởng em, để cho mọi người giúp việc cho Đội và Đoàn càng ngày càng mạnh vững.
Đoàn
không phải là một tiệm buôn trong ấy mỗi người bán hàng coi một gian riêng một
mình. Cái hay là em không phải Gà số 1 hay Sóc số 1 mà thôi.
Điều Luật thứ 5 : Đội trưởng có tinh thần thân ái và lòng nhẫn nại.
Em
là người Anh Cả. Em phải dắt cái gia đình nhỏ của em sống trong tình thân mật.
Chớ có ra vẻ quân sự quá. Chớ có lễ nghi quá. Chớ quá nghiêm quá lính cảnh sát.
Điều cần là giữ lòng em trong sạch.
Không
có một phong trào thanh niên nào mà người ta đật lòng tín nhiệm vào những huynh
trưởng còn trẻ như ở trong Phong trào Hướng đạo. Đến cả tâm hồn các Đội sinh
người ta cũng giao em chịu trách nhiệm. Điều ấy làm cho trách nhiệm em càng nặng
nề hơn. Em gắng cho xứng đáng với lòng tin ấy.
Điều Luật thử 6 : Đội trưởng vui và hăng luôn.
Anh
muốn nói thẳng với em điều này : khi em để ý thấy một Đội sinh của em không tiến
lên được, nếu mà em buồn rầu than thở như phải mang cả thế giới trên chiếc lưng
tí hon của em, em hãy bỏ ngay hai chiếc lon trắng của em đi.
Em
nên biết, đã là Đội trưởng, cần tin đến sự tốt đẹp của ngày mai, mặc dầu trời
mưa như thác đổ và gió thổi như lên cơn điên.
Joubert có nói câu này : “Khi nào bạn tôi đui một mắt, tôi nhìn bạn một bên”. Làm sao cho Đội sinh của em có thể thốt rằng : “Anh Đội trưởng mình khá thật !” Bao giờ trong lòng anh cũng có một con họa mi.
Điều Luật thử 7 : Đội trưởng không bao giờ gào thét. Đội trưởng làm việc cho cả Đội.
Nói
thế, anh không có ý luyện Đội em thành một cái máy. Chớ bao giờ có một thái độ
nghiêm khắc quá. Chớ có vẻ mặt lạnh lùng. Chớ làm cho Đội sinh nào sợ, vì thế
lòng hăng hái sẽ nhụt đi. Em không gào thét mà làm việc để dẫn cả Đội em.
Điều Luật thứ 8 : Đội trưởng theo Đấng Chí Tôn và Đội sinh theo Đội trưởng.
Em
có theo gót Đấng Chí Tôn không ? Em có tập cho Đội sinh em theo đường của Đấng
Chí Tôn không ?
Em
nên biết rằng 3/4 những trẻ hư hỏng chỉ vì không biết hướng về Đạo. Tâm hồn trẻ
rất trong trắng nên cần phải hướng dẫn đi đúng đường.
Vậy
em cần phải chăm lo về phần tinh thần của các em. Không phải vì em vẽ đẹp, vì
em chơi nhạc giỏi, hay biết sửa máy móc mà em trở thành một Trưởng cừ, tất cả
những điều trên cũng có thể dùng được, nhưng chớ quên điều chính rằng em phải
là một “cây” vui tươi, sức khỏe, và phải là kẻ giữ ngọn lửa thiêng luôn luôn
bùng cháy.
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016
CHƯƠNG II: ĐỘI EM TRONG ĐOÀN
Một
Thiếu trưởng Anh quốc, một hôm đang soạn chương trình trại Đoàn, đang lo tìm
cách xin phép chủ đất cắm trại và xin Sở Thủy Lâm cho phép đốn củi gỗ để nấu bếp
và để làm thủ công. Nhưng trước ngày đi trại, một ý nghĩ ngộ nghĩnh nẩy trước
trí anh : “Anh có ý cho 3 Đội trưởng tự xoay xở lấy”. Anh mỉm cười sung sướng
và đưa tin cho Đội trưởng Nhất của anh rằng : “Anh có việc cần phải đi xa, chúc
các em đi trại vui vẻ”. Các Đội trưởng thực hiện lần cắm trại ấy rất hoàn toàn.
Dìu dắt.
Em phải giúp vào việc dẫn Đoàn làm việc, nhất là khi Thiếu trường yêu cầu Đội
trưởng phải nghĩ kỹ một việc, xử trí một việc gì hay là sáng kiến ra một điều
gì, hay tìm điều gì đáng tránh, điều gì đáng sửa đổi, sự lạm dụng gì đáng bỏ.
Em
tránh sự ganh tỵ giữa Đội em và các Đội khác. Nhờ sự tiến bộ của Đội em mà em
dìu dắt một cách gián tiếp các Đội khác.
Những cuộc thi đua giữa các đội.
Chắc
em cũng biết câu nói này của Cụ B.P. : “Những cuộc đấu túc cầu và những cuộc
tranh vô địch khác về thể thao đang luyện cho dân ta thành những tên vũ phu !”
Những
cuộc thi cốt gây tinh thần thi đua giữa các Đội, không phải cốt để trở thành vô
đích về một môn thể thao nào, nhưng mà tập tự túc, tập xoay xở, tháo vát, nhanh
chóng, dịu dàng, vui vẻ bất cứ lúc nào, khéo tay, nhanh mắt, nhanh trí, v.v...
Những cuộc đi thăm giữa các Đội. -
Trong
quyển “Phép Hàng Đội Tự Trị” Roland Philips có viết: “Những cuộc đi thăm giữa
các Đội rất có lợi”. Roland lại có viết cả một chương về các cuộc đi thăm giữa
các Đội. Em tìm chương sách ấy mà xem, vì có nhiều điều có thể áp dụng được
trong ấy.
Hội đồng Minh nghĩa
Đây
là những buổi họp Huynh trưởng mà người ta gọi là Hội đồng Minh nghĩa, Hội đồng
Đoàn hay Đội Đội trưởng tùy theo mục đích của buổi họp ấy.
Một
anh ủy viên Đạo Trưởng thán phục sức sống hăng hái, mãnh liệt của một Đoàn, anh
khen nhiệt tình thân ái giữa các Đoàn sinh và phép lịch sự của họ. Anh tỏ ý muốn
biết cái bí quyết thành công ấy. Tất cả các Trưởng trong Đoàn đều nói với anh rằng
: “Ấy là nhờ Đội Đội trưởng (Đội Kiểu Mẫu) chúng tôi làm việc rất chạy, rất hăng”.
Hội đồng Đoàn.
Đây
là một nhóm người điều khiển Đoàn. Ở nhóm ấy, giữa các huynh trưởng với nhau,
người ta bàn tất cả điều gì có ích cho Đoàn. Tốt hơn hết là mỗi tuần nên họp Hội
đồng Đoàn một lần, mỗi Đội trưởng sẽ trình bày về hoạt động của Đội mình trong
tuần. Rồi Hội đồng lại xem xét về các phần việc trong Đoàn : như người giữ tủ
sách Đoàn, thư ký Đoàn, người giữ vật liệu, trang hoàng Đoàn quán, . . .
Đội Đội trưởng (Đội Kiểu mẫu). -
Gọi
thế vì tất cả các Trưởng trong Đoàn họp lại thành Đội này. Như thế, mỗi tuần lại
họp thêm một bữa nữa sao ? - Phải, tuy rằng ta có thể làm chung Hội đồng Đoàn
và họp Đội Đội trưởng vào một buổi. Cũng có thể luân phiên tuần này họp Hội đồng
Đoàn, tuần sau họp Đội Đội trưởng.
Anh
Đoàn trưởng là Đội trưởng Đội này. Anh ấy sẽ bắt đầu buổi họp bằng một câu chuyện
nhỏ về một vấn đề gì mà anh thấy cần phải dặn lại các Đội trưởng. Vị cố vấn
tinh thẩn của Đoàn, Cha Tuyên úy hay Thầy cố vấn Giáo hạnh cũng sẽ nhân buổi họp
này để nâng cao tâm hồn của các Trưởng trong Đoàn : giảng giải một đoạn kinh,
nói về Việc thiện, một đức tính của một tông đồ, ... và biết bao nhiêu vấn đề
khác nữa, để giúp các em trở thành những người “dẫn đường”, những tín đồ sùng đạo.
Em với các Trưởng trong Đoàn
Nếu
một hôm em có điều gì phàn nàn về anh Thiếu trưởng hay một Trưởng trong Đoàn,
và nếu em muốn phá cho tan Đoàn thì em hãy đi rêu rao cùng hết, thứ nhất là trước
mặt các Đội sinh.
Nếu
em có điều gì phàn nàn về một Đội sinh em về điều Luật thứ 10 và nếu em muốn giựt
giải quán quân về vụng về, thì hãy đi nói cho mọi người đều biết, nhưng đừng
nói cho Cha Tuyên úy hay Thầy cổ vấn Giáo hạnh hay. Rồi thế là ngoài lỗi lầm là
em đã không nói với người đang nói, em lại còn làm như đốt rừng.
Em và Cha Tuyên úy hay Thầy cố vấn Giáo hạnh.
Đó
là người mà ở trại, chúng ta gọi là người thầy thuốc, vì người ấy săn sóc cả thể
xác lẫn tâm hồn các em, và trong sự giáo dục Hướng đạo chúng ta, thể xác và tâm
hồn là một.
Nếu
em chỉ chào qua Cha Tuyên úy hay Thầy cổ vấn Giáo hạnh mà không khi nào nói
chuyện nhiều với người (điều đó Cha Tuyên úy và Thầy cố vấn Giáo hạnh để em
hoàn toàn tự do cũng như Đấng Chí Tôn sinh em hoàn toàn tự do).
Nếu
không khi nào em mở tâm hồn em và tâm hồn các Đội sinh em để đón rước người,
Nếu
em không xin hỏi người điều gì,
Nếu
em sợ người đòi hỏi em nhiều lắm chăng,
CHƯƠNG III: ĐỘI EM TRONG ĐỘI
Sau khi đã nói về “Em” ở Chương Nhất, rồi về Đội em ở trong Đoàn ở Chương Nhì, bây giờ chúng ta hãy nói đến “Đội em ở trong Đội”
Trong Đội nghĩa là trong đời sống riêng của Đội.
Vì thế ta sẽ nói đến những điều lạc quan đến đời sống của nó và trước hết là “đời sống tư” của Đội. Trại sẽ là “đời sống giữa công chúng”.
Chúng ta sẽ nói đến :
1. Họp và trại Đội : những buổi này cũng giống như nhịp đập của trái tim, sự tuần hoàn trong Đội.
2. Hội đồng Đội : như óc não của Đội
3. Kỹ thuật và các cuộc thi : làm cho Đội tiến, làm cho các em tiến.
4. Tinh thần Đội : nó sẽ hướng dẫn, thúc đẩy tất cả, đó là linh hồn của Đội, sức sống của Đội.
Với chương này em có thể bắt mạch Đội em, xem Đội em ra thế nào, biết nhiệt độ của anh em trong Đội có bình thản quá không ? Có bị cơn sốt không ? Bình thường hay tiến bộ, thế là “Đội chạy”.
Ta hãy nói về :
A. HỌP VÀ TRẠI ĐỘI
Hai
thứ họp: họp để học kỹ thuật hay xuất du và Hội đồng Đội.
Trong những buổi họp và xuất du cần gì ? - 4 điều :
- Hoạt động
- Chơi nhiều
- Học điều mới
- Tự luyện tập tính tình
Nếu
bốn điều trên có đủ, thì em có thể yên tâm, Đội em sẽ tiến.
Sau đây là vài ví dụ về chương trình theo mùa.
- Chương trình mùa Đông : (Họp nhiều ở góc Đội) Làm việc ở góc Đội, ở Đoàn quán. Học chương trình đẳng thứ (hạng Nhì, hạng Nhất) và các chuyên hiệu. Trò chơi lớn về dấu đường và tìm học thiên nhiên : mây, cây cối, chim, v.v... Cây mùa Xuân ở Đoàn hay cho trẻ em nghèo. Lễ Đoàn, lễ Đội. Sửa soạn cuộc triển lãm Hướng đạo. Việc thiện giúp kẻ nghèo, người già cả.
ĐỘI XUẤT DU
Em
tìm hết cách để họp Đội ngoài trời. Cảnh tạo vật là lâu đài cung điện đẹp đẽ nhất.
Hướng đạo sẽ sống nhiều ở đây, mắt chúng ta sẽ thấy rộng, phổi chúng ta sẽ đầy
không khí trong sạch và tâm hồn được thảnh thơi hơn.
Thỉnh
thoảng cũng sẽ tổ chức xuất du Đoàn, nhưng Đội vẫn sống đời sống Đội, để các Đội
sinh quây quần gần nhau và gần lá cờ Đội để làm việc hăng hái, để nêu cao lá cờ
Đội và chiến thắng luôn.
Trong
dịp xuất du biết bao nhiêu trò chơi mới lạ và nhiều điều về đường, nhắm phương
hướng, đọc bản đồ, thi thổi cơm, giựt khăn quàng. Tóm lại đem thực hành những
điều các Đội sinh đã học bằng lý thuyết trong các buổi họp Đội.
Anh
đã tặng em 10 điều khôn về buổi họp, thì đây anh cũng biếu em 10 điều luật vàng
về trại Đội:
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016
B. - HỘI ĐỒNG ĐỘI.
Phải
có Hội đồng Đội để các Đội sinh em rõ về công việc của Đội, có tiến hành hay bê trễ. Tất cả các Đội sinh đều được dự.
Em
có thể họp Hội đồng Đội ngay trước khi bắt đầu họp Đội hay ngay sau khi họp Đội.
Chớ bao giờ họp Hội đồng Đội quá 1 giờ 30, vì chúng ta nói ít làm nhiều. Em có
thể làm một chương trình kiểu mẫu về Hội đồng Đội trong ấy em thêm những điều dặn
dò của anh Thiếu trưởng hay những công việc giao phó cho Đội em, và những thay
đổi cần thiết tùy lúc.
Đây
là một chương trình Hội đồng Đội:
1. TỔ CHỨC CỦA ĐỘI
-
Đội em và các Đội khác trong Đoàn có chỗ giống nhau và có chỗ khác nhau.
a) Chỗ khác nhau. - Thú rừng, châm ngôn Đội,
tên Đội, kỹ thuật Hướng đạo đặc biệt của Đội, luật Đội, tập tục Đội, điều bí mật
Đội. Chúng ta sẽ nói chuyện này vào mục tinh thần Đội.
- Luật Đội. Chớ nhiều điều lắm. Một vài
điều để giúp Đội em trở nên cừ nhất Đoàn em. Khi họp Hội đồng Đội thì em sẽ đặt
luật, giảng giải rõ và cho mọi người đều thỏa thuận về các luật ấy.
Luật về khiếm diện, đi họp trể, về tiền nguyệt liễm của Đội, về các trách nhiệm trong Đội. - Tập tục Đội. Tập tục đặc biệt ở Đội như lễ Đội để kỷ niệm ngày thành lập Đội, hay tập tục làm Việc thiện cần hằng tháng hay hằng tuần ở Đội.
b) Chỗ giống nhau. Những Đội làm việc chạy
hay giống nhau về cách chia công việc cho các Đội sinh trong Đội. Nhờ cách ấy
mà công việc được phân phối đều nhau và làm việc được chỉnh đốn : mỗi Đội sinh
có một trách nhiệm riêng. Đấy là cách
thăt chặt các Đội sinh vào một Đội để tập chúng tánh tự xoay
xở, tháo vát, có thứ tự và có cái hay là gắng mỗi ngày một khá
trong công việc của mình. Ví dụ : các công việc trong Đội.
2&3: QUẢN TRỊ ĐỘI VÀ THI
2. Quản trị Đội.
- Em Đội phó : giúp và thay thế Đội trưởng, nếu cần, Đội phó coi về y phục Đội sinh giữ cho các Đội sinh theo tập tục Đội cho đúng, coi về các môn thi và chuyên hiệu.
- Em Thư ký : giữ sổ Đội, viết biên bản các buổi họp, trại, thám du, lịch sử Đội, thông tin về Đội cho các Đội sinh biết.
4. ĐỜI SỐNG CỦA ĐỘI TRONG ĐOÀN
-
Những cuộc thi giữa các Đội phải được chuẩn bỊ trước. Làm sao cho Đội em là Đội
nhất của Đoàn, và làm sao cho Đội sinh em biết rằng em quý quyền lợi Đoàn trước
quyền lợi Đội. Chớ có ganh tỵ các Đội khác.
Trái lại phải khen hay làm tiếng
reo mừng Đội thắng. Nói thế chứ em cũng dành phần thắng về Đội em. Lại còn làm
tiếng reo tặng Đội đã thua một cách vẻ vang nhất.
5. VIỆC THIỆN ĐỘI
-
Đấy là những cử chỉ hay của Đội. Có Đội tự bắt buộc phải làm một Việc thiện lớn
mỗi tháng chung cho cả Đội. Còn Việc thiện riêng, em nào cũng sẽ ghi chép vào một
mảnh giấy để chủ nhật sau họp Đội đưa cho Đội trưởng.
Bên nước Anh có một Đội,
chỉ trong một tháng mà đã lượm được 7.232 đồ đạc vất bỏ : sắt vụn, mẻ chai, vỏ
chuối, đinh nhọn rơi ngoài đường.
5. VIỆC THIỆN ĐỘI
-
Đấy là những cử chỉ hay của Đội. Có Đội tự bắt buộc phải làm một Việc thiện lớn
mỗi tháng chung cho cả Đội. Còn Việc thiện riêng, em nào cũng sẽ ghi chép vào một
mảnh giấy để chủ nhật sau họp Đội đưa cho Đội trưởng.
Bên nước Anh có một Đội,
chỉ trong một tháng mà đã lượm được 7.232 đồ đạc vất bỏ : sắt vụn, mẻ chai, vỏ
chuối, đinh nhọn rơi ngoài đường.
Tốt hơn em nên bảo Đội sinh em, khi nào thấy
lá khô, giấy rơi hay vật gì dơ bẩn giữa đường thì lấy đi, như bên Nhật bản, dù
là ông quan to đến đâu khi thấy mảnh giấy con giữa đường cũng cúi xuống nhặt bỏ vào giỏ rác đặt trên lề đường ấy. Có thế người ngoại quốc mới biết phục cái sạch
của họ. Còn một sự vinh quang hơn là làm Việc thiện mà không cần quảng cáo hay
nói cho ai hay.
Có
nhiều Đội lượm củi giúp một bà già, quét vôi vách tường cho một người nghèo hay
dọn vườn ông cụ cho sạch sẽ. Biết bao là Việc thiện, biết bao là người nghèo khổ
đang cần lòng tốt các em giúp.
Em
nhớ đến gương các hiệp sĩ xưa.
Còn
một vấn đề căn bản ở Hội đồng Đội nữa là góc Đội.
6. GÓC ĐỘI
Đoàn phải có Đoàn quán, Đội phải có góc Đội và các Đội sinh thường gọi là ổ, như ổ gà, ổ én, ổ ong, . . . hay hang như hang sư tử, hang chồn, hang gấu, .. .
Em
phải có một góc Đội tử tế, đẹp đẽ để có thể nói chuyện thân mật được, chơi,
hát, họp Đội. Em nên tìm cái gì hay đẹp, hay sáng kiến ra cái gì lạ để làm cho
góc Đội đẹp thêm, đầy mỹ thuật, công phu.
C. Kỹ THUẬT HƯỚNG ĐAO VÀ CÁC MÔN THI RIỂNG CỦA ĐỘI
Em
đã vào Hướng đạo, em không cần đem theo vào một phương pháp nào hay hơn phương
pháp Hướng đạo mà các Trưởng đã dạy em. Phương pháp Hướng đạo đã kinh nghiệm
nhiều, thử thách nhiều mà vẫn đứng vững và có điều chắc chắn là ai cũng nhận là
nó đúng với sự giáo dục thiếu nhi vì khắp hoàn cầu đâu cũng có và cũng biết Hướng
đạo là gì. Em chỉ cần tìm lấy nó, nắm nó trong tay, yêu mến nó, để đem nó ra
thi hành trong đời em, rồi em sẽ không khi nào hối tiếc đã làm “Hướng đạo".
D. TINH THẦN ĐỘI
Và
đây, chúng ta lại tìm biết cái hay trong Đoàn để giúp Đoàn tiến mãi, tiến xa :
đây là tinh thần Đội.
Sách
này không nói tinh thần Hướng đạo đã giúp cho Đoàn nên hoàn toàn, giúp cho Hướng
đạo sinh quyết trung thành theo lý tưởng, quyết tận tâm giúp người, thân yêu,
vui vẻ với anh em. Nhưng nếu Đội sinh của em có tinh thần Đội vững vàng, anh chắc
chúng sẽ có tinh thần Hướng đạo vững, vì tinh thần Đội giúp nhiều cho tinh thần
Hướng đạo.
Tóm
lại, tinh thần Đội chỉ là tinh thần Hướng đạo trong Đội mà thôi. Đội phải là một
tảng, một tảng xi-măng rắn chắc. Cả tảng ấy cần một chất để gắn bó lại, ấy là
tinh thân Đội. Tình đoàn kết trong Đội, lòng quyến luyến theo Đội, ý muốn cho Đội
mình tiến, lo cho danh dự Đội, đời sống Đội: đó là tinh thần Đội.
Nếu
em thích Đội em thua cuộc thi, nếu em ham đi xem chiếu bóng, coi hát hơn là đi
họp hay đi trại thì em khác còn tinh thần Đội nữa.
Nhưng nếu em lập được một
gia đình nhỏ quây quần chung quanh ngọn cờ Đội và người giữ cờ ấy (Đội trưởng),
nếu các Đội sinh để ý đến danh dự lá cờ Đội, đến sự tiến bộ của Đội, các em sẽ
thấy buồn khi một em phạm vào một điều luật hay làm điều gì để mất danh dự Đội,
nếu các em vui khi thấy một Đội sinh tiến về kỹ thuật hay về tinh thần, hay làm
được Việc thiện quý, nếu các em tập tành cho nhau trở thành những Hướng đạo
sinh luôn luôn chân chính, hoặc lúc nào, ở đâu cũng thế, trước mặt huynh trưởng
hay trước mặt cha mẹ, thầy giáo, bạn hữu. Như thế là các em có một tinh thần Đội
vững vàng, và anh muốn vào gia đình vui vẻ các em vì trong ấy tất cả mọi người
đều làm việc cho nhau.
Đây anh chỉ cho phương
pháp gây tinh thần Đội:
l. Tên Đội
-
Có tên Đội, mà không gieo tính tốt của con vật biểu hiệu Đội thì không ích gì.
Chúng ta không có ý thờ một con vật gì như nhiều dân tộc thuở xưa, để mong nó
phù hộ cho họ khi họ khoanh tay không làm gì cả.
Đáng
lẽ là có một tên gì tốt đẹp, Đội lại mang tên một con cầm thú. Em nên chọn một
con vật gì mà em thường thấy và có biết về đời sống của nó. Làm sao cho Đội
sinh em biết cảm động cho
danh dự con vật tên Đội em.
Ví dụ : Đội Sóc lấy làm vinh dự là luôn luôn lanh lẹ
chạy đến khi còi tập họp; Đội Gà dậy sớm, Đội Họa Mi hát hay. Phải biết nhiều về
con vật Đội, tập quán nhỏ, đời sống, tính tốt của nó. Lại phải biết vẽ con vật
đó rât nhanh : một nét hay hai nét. Quan sát kỹ nó, tập vẽ các kiểu đi, đứng,
năm, đậu của nó. Chạm nó vào gậy, vẽ nó vào tường, năn hình nó với đất sét.
Nêu
em yêu nó, và nếu em vẽ đẹp, nó sẽ giúp em trong nhiều việc hay và em sẽ sáng
kiến được nhiều cái đẹp với nó.
Tự
lựa một tên Đội rất có ích. Đội sẽ có màu Đội và biểu hiệu của Đội. Các màu ấy
em dùng luôn vì là màu cờ em, và làm màu tua vai em.
Đội
có thể chạm một cây gậy để treo cờ Đội. Các em sẽ đem cả mỹ thuật mà làm cho gậy
Đội đẹp đẽ, hùng dũng khi dùng cắm trước cổng trại hay khi chơi lửa trại.
2. Châm ngôn Đội
-
Khi quan sát con vật biểu hiệu Đội, em cố tìm một tính tốt đậc biệt của con thú
Đội, em thích có tính hay ấy và em đật làm châm ngôn Đội, để bắt chước đó mà
theo. Đáng lẽ họp Đội sinh với tiếng gọi : “ Hướng đạo sinh, sắp...” - “...sẵn”
như ở Đoàn, em lại họp bằng tiếng gọi châm ngôn Đội; Gà ! ... Dậy sớm ! Ong !
... Siêng năng ! Nai!...Lanh lẹ! Châm ngôn càng ngắn, càng mau thì lại càng giống
tiếng còi thúc giục các em hăng hái lên để làm việc trong sự trật tự, trong
vòng thân ái, trong lòng ưa giúp việc.
Anh
quả quyết với em rằng tinh thẩn Đội là một sức mạnh cho em dẫn Đội.
Em
hãy tìm một châm ngôn đẹp đẽ như châm ngôn các hiệp sĩ và cố gắng mà noi theo.
3. Tiếng của Đội
-
Tiếng của Đội và châm ngôn Đội có thể là
một
mà cũng có thể là hai điều riêng biệt. Tiếng của Đội sẽ là tiếng kêu của con
thú tên Đội, dùng để gọi các Đội sinh khi bắt đâu nhảy vào cuộc chơi, cuộc thi,
khi khám trại hay đê cảm ơn hay chào ai,... Nếu trong Đội em có em nào kêu giống
tiếng kêu 56 SINH HOẠT HƯỚNG ĐẠO -
ĐHQ
của
con thú tên Đội, em sẽ cho em ây băt đâu tiêng kêu của Đội và chỉ huy tiếng kêu
Đội mỗi khi cần. Phải kêu thế nào cho to, cho mạnh, cho đều nhau và nhất là cho
giống. Tiếng kêu phải ngộ nghĩnh, không phải chỉ để hét lên cho ồn, mà phải ngắn,
có nh;p điệu hấp dẫn, vui vẻ, nhẹ nhàng, thanh tao hay mạnh mẽ, hùng dũng tùy
theo lúc.
4. Đặc điểm của Đội
-
Người ta còn gọi là “nghề riêng của Đội”. Đây cũng là một cách giúp cho tinh thần
Đội em càng mạnh. “Nghề riêng của Đội” sẽ giúp cho Đội thành một Đội đậc biệt,
không giống những Đội khác. Đấy là đời sống riêng của Đội, là tinh thần riêng của
Đội em. Nghề riêng ấy hợp tinh thần Đội em lại, nếu tinh thần ấy bị xao lãng
đi. Còn cái hay là nghề riêng của Đội sẽ thu tiên vê cho Đội.
Làm
thế nào chọn kỹ nghề riêng của Đội ? Em phải để ý đến tài năng và lòng ham
thích của các Đội sinh đậc biệt về một điều gì. Sao cho các Đội sinh thích nghề
ấy và ưa thực hành.
Các
em có muốn trở nên những người Cứu thương rành nghề không ? Các em sẽ làm biết
bao là Việc thiện. Nhimg các em phải sắm cho sẵn sàng. Nào hộp thuốc, nào băng
bông, nào cáng khiêng, . . . Cần phải có sẵn luôn. Nếu biết cấp cứu mà không sẵn
đồ thì cũng thành vô dụng.
Các
em có muốn thành những người thợ rừng lành nghề không ? Nếu các em ở gần rimg
núi, đây là d;p hay để các em học hỏi về các thứ cây rimg, tính chất và công dụng
của mỗi thứ. Các em sẽ theo những thợ rừng, tập sống đời sống của họ để học hỏi
nhiều cái hay. Các em sẽ tự làm lấy và tự trang hoàng lấy gậy, dụng cụ, đô đạc
hoặc làm đô đê triên lãm.
Hay
là các em muốn thành những người thợ điện ? Em sẽ sống và học hỏi theo một người
thợ điện thật rành. Em sẽ giúp nhiều cho Đoàn quán em và cho gia đình em. Nhưng
phải làm cách nào cho thạo nghề riêng ấy.
Em
nên chia ra từng nhóm nhỏ, từng hai người một để làm việc chung nhau theo
chương trình đã định ở Hội đồng Đội. Mỗi người sẽ làm một việc rõ ràng. Hay em
cũng có thẻ cho thi trong Đội. Mỗi người cố gắng làm một cái thủ công thật tinh
xảo.
Anh
có biết một Đội chuyên nghề nuôi thỏ từ hai năm nay. Họ thi nhau mà nuôi. Nuôi
mà thi. Con thỏ nào đẹp nhất, to nhất sẽ biếu cho một bà cụ già nghèo khổ, đông
con cháu mồ côi. Còn những con khác thì đem bán lấy tiền cho quỹ Đội. Có một Đội
trong ký túc xá trong một trường trung học lại chuyên nghề đóng sách mạ vàng rất
đẹp. Nấu các em lấy chuyên hiệu làm nghề riêng cho Đội, ví dụ “chỉ đường” thì
phải làm cho các Đội sinh em hiêu rõ ràng vê nghê ày. Ròi các em sẽ làm việc
chung nhau, làm một việc hơi khó có dính dáng tới nghề ấy để thử tài năng của
các Đội sinh. Ví dụ : vẽ bản đồ các đường đi từ nhỏ chí lớn trong vùng của em
đúng theo phương hướng và bề rộng và khoảng đường dài ngăn. Sau lại tập vẽ một
bản đô đây đủ hơn.
Cái
hay là đi từ dễ đến khó, từ giản dị đến phức tạp. Em sẽ chia công việc ra và tự
điẽu khiên lây công việc. Em găng làm thật tử tế và làm nên việc mới thôi !
“Không bỏ dở” là luật của em.
Nhưng
dù sao, em là Đội trưởng, em phải mau thạo nghề riêng của Đội, lại phải khéo
léo, có nhiẽu ý kiên, nhiẽu sáng kiên hay. Em còn phải can đảm, bền chí để đi đến
cùng.
5. Bài hát Đội
-
Bài hát Đội cũng giúp cho tinh thẩn Đội càng vững thêm. Em chớ tự em đặt bài
hát theo điệu mới hay cũ khi mà em đã có một Đội sinh biết âm nhạc và hát hay
nhất trong Đội. Các em có thể ca tụng các đức tính con vật Đội mà quyết noi
theo.
6. Nhật ký của Đội
-
Có nhiều Đội có nhật ký Đội và lấy đó làm vinh dự. Có thẻ là một tập bích báo
đóng góp từng tờ giấy một của các Đội sinh tự mình viêt và vẽ vào đây đê anh em
trong Đội đọc chung. Trong ấy sẽ viết những chiến công oanh liệt về các cuộc
thi, vê họp, vê trại Đội, trại Đoàn, hay những ý kiên riêng của các huynh trưởng,
của Đội trưởng, của Đoàn trưởng hay những bài hát mới, bài khảo cứu về lịch sử
Đội, đời sống con vật tên Đội và đức tính của nó.
Em
sẽ giao công việc ây cho một em giỏi quôc văn, vẽ đẹp, làm chủ nhiệm, chủ bút.
Đấy
có thể là một tờ báo mà nhiều người viết, đánh máy. Đôi khi em nên cho ra một tờ
đậc san về lễ gì, về d;p Tết, về dịp hè, hay vê một trại huân luyện Đội trưởng
chăng hạn.
Neu
các em là văn sĩ hay họa sĩ, các em sẽ bán các báo Đội các em và nêu có người
mua thì anh Thủ quỹ Đội sẽ vui lòng lăm.
7. Lễ Đội
-
Anh đã nói ở mục trên rồi. Có lễ Đội, tinh thần Đội mới thêm chặt chẽ hơn vì sự
sửa soạn của Đội cần tinh thần đoàn kết, thân ái, lòng giúp việc nhau, ý hợp với
nhau. Có lễ Đội, các Đội sinh mới vui hơn, mới nhiẽu sáng kiên hơn, mới thô lộ
được lòng can đảm, quảng đại của mình và mới rõ được tinh thần Hướng đạo các
em.
8. Tinh thần Đội hoạt động
-
Tinh thần Đội mà chúng ta để ca tụng ở mục trên đem đến kết quả nào ? Lẽ tất
nhiên là nó có nhiều ảnh hưởng tốt trong Đội và cả ngoài Đội nữa. Trong Đội thì
là một sự giúp đõ nhau rất thân thiện. Lớn giúp nhỏ, chân cứng giúp chân mềm.
Người này lo cho người khác về mọi người đều lo cho sự tiến bộ của Đội. Các Đội
sinh sẽ cùng nhau vui sướng khi được nhất môn gì và cùng nhau chia buồn khi có
sự không may.
Tinh
thẩn Đội mà được thế thì giúp cho Đội trưởng biết bao là uy quyền hơn. Trong Đội
sẽ có trật tự tự giác của Hướng đạo, một nền trật tự, vâng lời, tự mình bắt buộc
lấy mình. Trật tự ấy là thi hành lanh lẹ và đúng đắn theo luật Đội, Luật Hướng
đạo, lệnh của Đội trưởng và của Đoàn trưởng. Trong trật tự Hướng đạo không có
cái gì là bắt buộc hay đem quyền bính ra áp chế bao giờ. Đây chỉ là lòng thành
của các Đội sinh và chỉ vì ai cũng cùng một lòng muốn thế mà thôi. Làm sao cho
Đội sinh lo làm công việc chung, phải làm không phải vì chúng đã vâng lệnh làm
mà vì chúng muôn làm và thày vì sao cân phải làm.
Và
đôi khi nên giải thích tại sao có lệnh này hay quy định kia, không phải để cho
các em “dễ nuốt hơn”, nhưng để các em hiểu Nghề Đội Tnrởng 59
rõ
hơn và do đó, thi hành hăng hái hơn. Như thế, làm cho ta tránh những câu hỏi,
những do dự, những cãi cọ, và đó cũng là một cách tỏ lòng tin các Hướng đạo
sinh.
Và
vì chúng ta nói đến kỷ luật, nói đến điều khiển, thì em Đội trưởng ơi, em cũng
đừng quên rằng em cũng là một người anh cả trong Đội. Phải tránh hai thái cực :
quá tốt, làm cho các em nhờn; quá nghiêm, làm cho các em tránh xa.
Tinh
thần Đội cũng đưa đến nhiều kết quả tốt về Đội. Tinh thần ấy thúc giục các Hướng
đạo sinh làm Việc thiện Đội. Làm Việc thiện chung thì vui sướng biết bao. Còn
vui sướng nào hơn là cùng nhau giữ kín được một Việc thiện đã làm, giữ kín được
là giữ cho mình vinh dự đã làm Việc thiện. Nếu các em có một tinh thần Đội cao,
thì tại sao, trong d;p lửa trại, trong một lễ Đội, các em lại không lôi kéo được
một em mới vào chơi Hướng đạo, đê giáo hóa em ây nhờ sự vui tươi và gương tôt của
các em.
Rồi
các em sẽ làm cho cả những người lớn thấy rằng cố gắng đến Đức Hạnh là một việc
rất thích thú và rằng chúng ta có thể tìm thấy vui sướng trên những con đường
khác của Thế tục, trên những con đường Trung tín, Giúp ích, Trong sạch.
Anh
không chấm dứt Chương “Đội em trong Đội” mà không nói với em vẻ một vật rât hữu
ích cho Đội trường :
SỔ ĐỘI
Anh không chấm dứt Chương “Đội em trong Đội” mà không nói với em vẻ một vật rất hữu ích cho Đội trường :
Quyển sổ Đội
Không phải là quyển sổ bò túi của em, quyển số chép đầy trò chơi, bài hát mà anh sẽ bàn đến sau. Đây là quyển sổ của Đội. Trong đó em có những trang để ghi chi tiết về Đội em, những trang dành riêng cho các Đội sinh, mỗi Đội sinh một trang, trên trang đó em ghi họ tên, tuổi, ngày tuyên hứa, các chuyên hiệu đã qua của mỗi em, những trang ghi bảng kê các vật dụng của Đội, lịch sử của Đội, bảng chi thu, bảng kiểm diện các buổi họp, v.v...
Đó là quyển sổ chính của Đội, và phải được giữ gìn cẩn thận trong thư tịch của Đội.
TRƯỚC KHI ĐI TRẠI
Chắc em cũng thừa hiểu rằng theo lý thuyết mà nói thì phải là Hướng đạo sinh Hạng
Nhì mới được đi trại Đoàn và Hướng đạo sinh Hạng Nhất mới có thể dẫn trại Đội.
Muốn
đi trại Đội, em phải xin phép cha mẹ. Phải xin phép chủ đất cắm trại. Các Đội
sinh phải biết trước chỗ đi.
CHƯƠNG IV: ĐỘI EM Ở TRẠI
Có
một huynh trưởng bảo rằng : “ Đoàn ta làm việc về mùa Đông rất tiến bộ, chắc là
có nhiều trại được mỹ mãn về mùa hè”.
Trại
là thiên đường ở thế gian của Hướng đạo. Chính đó là nơi thực hành lý tưởng Hướng
đạo, nơi chơi nhiều để nảy nở tài năng và đức tính của em.
SAU TRẠI
Em nên vấn tâm và quyết định những điều cần thiết để bổ khuyết những khuyết điểm.
Sau đây là những câu hỏi mà em có thể tự hỏi sau khi mãn trại:
- Tôi có sửa soạn cho Đội tôi đi trại không ? Tôi có sắp chương trình trại từ lâu không ?
- Y phục của các Đội sinh có chỉnh tề lúc ở trại không ?
- Chúng có để ý đến của cải của những người quanh trại không ? Cây cối, rào dậu, đồng cỏ, trái cây, cây gỗ làm thủ công hoặc lửa trại ?
PHẦN THỨ NHÌ
EM PHẢI TẬP RÈN CÁC ĐỘI SINH CỦA EM THÀNH NHỮNG HƯỚNG ĐẠO SINH HOÀN TOÀN
Trong phần này chúng ta sẽ nói đến :1- Các Đội sinh em trong đời sống Hướng đạo
2- Các Đội sinh em trước Đấng Chí Tôn
3- Các Đội sinh em trong nước
CHƯƠNG I: CÁC ĐỘI SINH EM TRONG ĐỜI SỐNG HƯỚNG ĐẠO
Em chớ lầm. Trong đời sống Hướng đạo không phải là trong lúc bận y phục Hướng đạo đâu, cũng không phải là sự sống chung, sự giao thiệp với các Hướng đạo sinh khác. Cũng không phải là sống theo chủ nghĩa Hướng đạo.
Mà là sống đời sống Hướng đạo, dù ở đâu, dù lúc nào cũng vậy. Khi Đội em tiến bộ về công việc hay hoàn toàn về kỹ thuật, em chớ tưởng thế là đủ. Phải làm thế nào cho các Đội sinh em thành những Hướng đạo sinh chân chính. Đấy mới là điều cần. Đành rằng, nếu Đội em là một Đội “cừ” thì chắc là các Đội sinh em là những Hướng đạo sinh chân chính cả. Nhưng anh muốn lưu ý em là đừng có thỏa mãn khi thấy các Đội sinh vui hăng, khi được phụ huynh khích lệ, khi cả toàn Đội đều hăng hái.
10 BÍ QUYẾT CỦA ĐỘI TRƯỞNG
1. - Em hãy cương quyết thường nói lại một điều.
2. - Người hiền lặp lại một điều 7 lần trong miệng trước khi nói. Anh Đội trưởng lặp lại trong miệng 7 lần một lời nói giận dữ trước khi thốt ra, rồi nuốt luôn lời đó, không nói ra.
3. - Nếu các Đội sinh em có thể khâm phục em về mọi phương diện, em sẽ là một kiểu mẫu sống để các em noi theo.
2. - Người hiền lặp lại một điều 7 lần trong miệng trước khi nói. Anh Đội trưởng lặp lại trong miệng 7 lần một lời nói giận dữ trước khi thốt ra, rồi nuốt luôn lời đó, không nói ra.
3. - Nếu các Đội sinh em có thể khâm phục em về mọi phương diện, em sẽ là một kiểu mẫu sống để các em noi theo.
GIÁO HOÁ TÂN SINH
Và bây giờ ta hãy bàn đến
phương pháp Hướng đạo mầu nhiệm trong việc giáo hóa em Tân sinh mới nhập Đội
em.
Trò
chơi của chúng ta đinh tập cho em ấy trở thành một Hướng đạo sinh, nghĩa là một
thiếu sinh có lý tưởng “Sắp sẵn”
- nhờ sự khéo léo
- nhờ sức khỏe
- nhờ tính khí của nó.
SỨC KHOẺ
B.- về sức khỏe. Từ xưa người ta đã nói : “Một tâm hồn
minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.
Một
thân thể cường tráng giúp cho tâm hồn thêm minh mẫn. Một người khỏe có thể giúp
ích cho xã hội, cho giáo hội. Chúng ta có bổn phận giữ gìn sức khỏe và làm cho
sức khỏe tăng tiến. Và Đội trưởng có trách nhiệm về sức khỏe của toàn Đội.
Lẽ
cố nhiên là Hướng đạo có thể giúp Đội trưởng nếu Đội trưởng hiểu Hướng đạo. sống
ngoài trời nhiều chừng nào quý chừng nấy. Nhưng đừng quá mệt. Tránh những cuộc
đi quá nhọc, kiệt sức. Quá nhọc ở trại, trong các cuộc du ngoạn, trong các cuộc
thi đua, cũng cần phải tránh. Tránh cảm lạnh vào buổi sáng và buổi tối. Thở bằng
mũi, đứng thẳng. Ở trại, phòng bệnh nhờ đêm ngủ ngon, giấc ngủ trưa, tắm mát, .
. .
Trong khi sửa soạn trại, Hội đồng Đội hay Đoàn cần chú ý đến các điều đó. Ở
trại, ăn đủ và bổ. Tập thể dục đúng phương pháp theo các động tác mà Cụ B.P. đã
chỉ, tùy theo tuổi của các em. Em sẽ quan sát xem về thể chất mỗi một Đội sinh
em cần tiến bộ về phương diện nào.
Cho
lớn hơn ? cho mạnh hơn ? ốm bớt ? Em phải biết các phương sách để giữ gìn sức
khỏe và dùng những phương sách ấy.
Chắc em cũng biết những phương sách sau đây
:
- Răng xấu, bao tử xấu, máy xấu.
- Thuốc lá và rượu hại sức khỏe.
- Sạch sẽ và sức khỏe là bạn thân.
- Sự dơ bẩn hại sức khỏe.
Sau
cùng, Thiếu sinh lại còn phải sắp sẵn :
TÍNH KHÍ
c.- về tính khí. Đó là đích của Hướng đạo. Mỗi Hướng đạo
sinh có thể tự rèn luyện hay tự sửa chữa tính khí mình. Chỉ có em ấy tự làm lấy
thôi, không ai làm thay em ấy được. Đấng Chí Tôn cũng để cho em ấy tự toàn
quyền tự rèn luyện lấy mình. Nhưng không thể để em ấy tự làm lấy; chúng ta cần
giúp vào; Đấng Chí Tôn muốn thế.
ĐỘI SINH CÁ BIỆT
Sau đây là vài trường hợp
em phải giải quyết. Cần quan sát và tìm hiểu, cần gần gũi để hiểu rõ hơn rồi
tìm cách sửa chữa.
Trước
hết là :
- Em dễ dãi. Em ấy khi nào cũng thỏa mãn cả. Sẵn sàng hưởng ứng những đề nghị của Đội. Thường thường em ấy là con một gia đình khá giả. Có lẽ em ấy ít sáng kiến và không ham muốn gì. Vậy em xem em ấy có năng khiếu về gì, rồi giao cho em ấy việc này hay việc nọ trong Đội để em tập sáng kiến. Dẫu việc có khó, nếu em biết khuyên nhủ, em ấy cũng sẽ nhận trách nhiệm và việc sẽ thành.
TÊN RỪNG
Bây giờ ta hãy bàn vài lời
về Tên Rừng.
Tên
Rừng có một công hiệu lớn trong việc đào luyện Đội sinh em.
Có hai thứ Tên Rừng
: thứ chỉ đức tính của em Hướng đạo sinh và thứ chỉ tật xấu. Anh chắc rằng em
cũng như anh, em ghét bỏ loại Tên Rừng thứ hai.
Gọi một Hướng đạo sinh “Thỏ càu
nhàu” là nhục mạ em ấy trước mặt bạn hữu và lại còn làm cho em ấy dần dần tưởng
răng tật xấu ấy là trời phú cho và khó mà thay đổi được. Dầu sao, đó cũng chỉ
là việc tiêu cực.
CHƯƠNG II: ĐỘI SINH CỦA EM TRƯỚC ĐẤNG CHÍ TÔN
Em vừa hiểu rằng có những Đội sinh “mặt mày bảnh bao” trong Đội chưa đủ cho một Đội trưởng tốt. Lại còn phải huấn luyện tính khí họ với phương pháp Hướng đạo.
Dù các Đội sinh em toàn là những trẻ chính trực cũng chưa đủ. Lại còn điều thứ nhất của Lời Hứa : “Làm tròn phận sự đối với tín ngưỡng tâm linh”. Thế là rõ và đủ lắm, vì một Hướng đạo sinh không làm điều gì nửa chừng.
CHƯƠNG III: CÁC ĐỘI SINH EM TRONG NƯỚC
Điều Luật thứ 2 đã nói : “Hướng đạo sinh trung thành với Tổ quôc, với cha mẹ, với người cộng sự”, nên mỗi lần có dịp, em sẽ khêu gợi lòng ái quốc của các em nhớ vài lời nói hay nhờ một bài hát thích ứng, lúc chào cờ, khi hội họp, lúc cùng nhau ôn lại lịch sử nước nhà, v.v...
Lại còn những đức tính tốt. Làm sao cho các Đội sinh em là Luật Hướng đạo “sống” trước mắt mọi người. Nếu người ta không hiểu Hướng đạo, nếu người ta chưa mến phục Hướng đạo đúng mức, lắm khi lỗi đó tại chúng ta.
Muốn cho các Đội sinh em thực hành các điều trên, anh xin nhắc em: những cử chỉ Hướng đạo.
CHƯƠNG PHỤ LỤC: NHỮNG BÍ QUYẾT
Trước
hết là những bí quyết căn bản :
- Điều gì cũng có thể quên được cả. Vậy
cần ôn tập luôn. Ai có chuyên hiệu cứu thương, hằng năm xin phép thi chuyên hiệu ấy
lại; cũng như biết bao nhiêu điều mà em đã biết, mỗi năm cần học lại.
Vì điều gì cũng quên dần, nên cần phải chép. Em cần phải có một sổ tay. - Học thêm được điều gì, giá trị ta càng tăng. Đọc một cuốn sách cũng có thể có ích cho ta. Vậy cần ghi chép. Em cần có sổ tay.
- Điều khiển là chuẩn bị trước. Vậy em phải chuẩn bị, phải ghi chép. Cần có sổ tay. Một bí quyết để mỗi ngày mỗi khá hơn là sổ tay. Một Đội trưởng cừ là một em ham học hỏi điều mới, tìm trò chơi, bài hát, kịch ngắn, v.v...
THÔNG ĐIỆP GỞI EM ĐỘI TRƯỞNG
Em Đội trưởng,
Những
người cắm trại rành nghề, nhen lửa với rễ cây dương xỉ, vì vỏ rễ cây ấy không
thấm nước, nên rễ cây khô. Họ lấy rễ cây, cắm vào đất rồi chất chung quanh vài
vỏ cây khô, đoạn châm lửa, lửa bốc cháy rực đỏ.
Trước
đây là những “vỏ” anh biếu em. Mong rằng những vỏ ấy bốc cháy mạnh, nếu lửa đã
không bùng cháy trong lòng em rồi. Mong rằng nó sẽ giữ gìn ngọn lửa thiêng ấy,
nếu em là một Đội trưởng hăng hái.
Em
cần có ngọn lửa hồng ấy vì em phải điều khiển, vì em phải là một tông đồ. Nếu
em là một Đội trưởng cừ, các Đội sinh sẽ theo gót em, không phải vì hai sọc trắng
của em nhưng nhờ tâm hồn chói lọi, rực rỡ của em.
Em
thấy rõ chưa. Em cần ngọn lửa thiêng. Và Đấng Chí Tôn sẽ dìu dắt em.
Và
em sẽ dẫn dắt các Đội sinh em lên trên đường của Đấng Chí Tôn.
Em
sẽ làm cho họ trở thành những Hướng đạo sinh sẵn sàng tiến trên đường đời, gậy
nạng của Tráng sinh nơi tay, .. .
Và
khi em thấy họ đi đến chân trời xa, lòng em sẽ se lại dưới hai sọc trắng, nhưng
tâm hồn thảnh thơi vui thích vì trước Đấng Chí Tôn và trước nhân loại các Đội
sinh em đã “sẵn”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)