Anh không chấm dứt Chương “Đội em trong Đội” mà không nói với em vẻ một vật rất hữu ích cho Đội trường :
Quyển sổ Đội
Không phải là quyển sổ bò túi của em, quyển số chép đầy trò chơi, bài hát mà anh sẽ bàn đến sau. Đây là quyển sổ của Đội. Trong đó em có những trang để ghi chi tiết về Đội em, những trang dành riêng cho các Đội sinh, mỗi Đội sinh một trang, trên trang đó em ghi họ tên, tuổi, ngày tuyên hứa, các chuyên hiệu đã qua của mỗi em, những trang ghi bảng kê các vật dụng của Đội, lịch sử của Đội, bảng chi thu, bảng kiểm diện các buổi họp, v.v...
Đó là quyển sổ chính của Đội, và phải được giữ gìn cẩn thận trong thư tịch của Đội.
Những khó khăn, trở ngại.
Em đừng là một Trưởng “hỏng bét” cứ đi than thở mãi, cũng đừng là một Trưởng “cóc cần”, không lo nghĩ gì cả.
Em hãy nhìn thẳng công việc phải làm, và cả những khó khăn phải đương đầu. Không thể thành một Trưởng dễ như trở bàn tay đâu. Đôi khi có những điều dị nghị, có nhiều khó khăn phải vượt qua. Nhìn các trở ngại, khó khăn ấy với lòng can đảm của em rồi lướt qua hết.
Ví dụ có em Đội trưởng dị nghị rằng : “Tôi không có đủ thì giờ để dẫn dắt tích cực Đội tôi”.
Có cần nhiều thì giờ lắm đâu ? Hai giờ mỗi tuần, có nhiều lắm không? Nếu mỗi tuần em cần 1 giờ để đọc truyện nhảm, một giờ để bàn tán về thể thao, 2 giờ để xem chiếu bóng, thì trong trường hợp đó, anh đồng ý với em, em không có thì giờ để làm một Đội trưởng đang mặt, và anh phải khuyên em : “Em từ chức đi !”
Về phần các nhà giáo dục, các phụ huynh, có khi em nghe nói câu này, và phải biết cách trả lời :
“Làm thế nào mà một trẻ 15 tuổi có thể thành một Trưởng được?”
Em phải giải thích cho họ - không phải bằng cách nói rằng : “Quý vị không biết gì hết !” Hay bằng sự khinh bỉ, ngạo mạn - mà bằng hành vi, cử chỉ của em, bằng tinh thần, bằng tính khí của em. Biết vâng lời để biết điều khiển. Và em sẽ trả lời rằng : “Xin Quý vị cố gắng quan sát Hướng đạo, rồi Quý vị sẽ thấy là có thể được”.
Những cuộc thi giữa các Đội đem lòng ghen ghét nhau.
Có người nói thế. Có lẽ em cũng sợ cái nạn đó phải không ? Và có lẽ em cũng nhận thấy rằng đó là hòn đá ngầm, một trở ngại thật sự.
Lòng tranh đua có thể trở nên lòng ganh ghét nhau nếu anh huynh trưởng thiếu uy quyền và nếu anh ấy không biết gieo mầm thân ái chặt chẽ vào mỗi Đoàn sinh.
Anh ấy quên nhắc điều Luật thứ 4 cho các em rõ. Anh ấy quên bảo bên thua thành thực làm tiếng reo khen bên thắng, và quên cho các Đội đến thăm nhau, làm Việc thiện hay giúp việc lẫn nhau.
Có đôi khi vì việc Đội em : một Hướng đạo sinh đã lâu mà không lên được Hạng Nhì, một em khác có một tính rất xấu mà em chưa sửa được, em Đội phó của em trở nên lãnh đạm và ít hăng làm việc, cần kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn. Việc đó thất bại, em làm lại. Có lẽ lần trước em làm sai chăng ? Em thử đủ mọi cách chưa ?
Nếu em đã thử đủ mọi cách rồi mà một Đội sinh của em vẫn không tiến, thì cách làm cho em ấy tiến không phải là la rầy em ấy, hay em sinh ra chán nản. Nên cầu nguyện rồi với chí bền gan và lòng tin tưởng nơi phương pháp Hướng đạo, nơi em, nơi Đấng Chí Tôn, em sẽ thành công. Em nhớ câu này của Cụ B.P. : “Trong khi các anh còn thở được một hơi thở, các anh chớ vội tưởng mình đã chết rồi”.
Trên đây anh đã nói cả về : Đội ở nhà rồi. Em còn mong gì hơn ? Anh thành thật khuyên em gắng làm việc, suy nghĩ, tìm tòi và vui tươi mà làm việc.
Bây giờ chúng ta nói về trại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét