Em
là một Hướng đạo sinh. Một hôm, trước mặt các Trưởng và các anh em trong Đoàn,
em đã đưa cao ba ngón tay lên và em đã hứa. Trong cặp mắt em, anh nhận thấy bao
hào quang rực rỡ của mặt trời, trong tim em lại có một ngọn lửa cháy mạnh tràn
lan ra ngoài. Lòng em hăng hái vô cùng.
Em
nên chú ý rằng em chớ nên ngủ gục ở bậc Hướng đạo Hạng Nhì và ở hai sọc trắng
nơi túi áo của em. Những cái ấy không biểu hiệu cho tài năng và sự can đảm của
em.
Em
cố luôn luôn tự sửa mình và học tập thêm, vì khi nào các Đội sinh của em thấy
em, em cũng phải cho chúng tự nhủ trong lòng rằng : “Làm thế nào mình cũng bắt
chước được như anh Đội trưởng mình để trở nên một Hướng đạo sinh hoàn toàn”.
Em
hãy nghe chuyện của Thánh François d’Assise : một lần Thánh nói cùng một sư
huynh : “Chúng ta đi giảng đạo”. Hai người đi qua tất cả các đường trong thành
phố, François không nói một lời từ khi đi đến khi về tu viện. Lẽ dĩ nhiên Thánh
đã làm nhiều Việc thiện một cách lặng lẽ. Về đến nhà sư huynh hỏi: “Khi nào
chúng ta mới giảng đạo?” Thánh trả lời : “Giảng rồi”.
Các Đội sinh em cũng thế, chúng nhìn em. Em không cần nói nhiều, em chỉ làm thôi. Các Đội sinh em sẽ noi gương em. Em là Hướng đạo sinh. Em là Hướng đạo sinh thứ nhất của Đội em. Chính em phải đi trước dẫn đường và vạch đường cho Đội sinh theo. Muốn xứng đáng với chức vụ, em hãy tự rèn luyện cho cương cường hơn.
Các Đội sinh em cũng thế, chúng nhìn em. Em không cần nói nhiều, em chỉ làm thôi. Các Đội sinh em sẽ noi gương em. Em là Hướng đạo sinh. Em là Hướng đạo sinh thứ nhất của Đội em. Chính em phải đi trước dẫn đường và vạch đường cho Đội sinh theo. Muốn xứng đáng với chức vụ, em hãy tự rèn luyện cho cương cường hơn.
Em
phải:
a) Có đức hạnh cao :
- Lòng hiếu thảo của em đối với cha mẹ : giản dị và đầy tình thương nghĩa nặng. Luôn luôn em làm vui lòng cha mẹ.
- Lòng trong sạch của em không ai ngờ vực được.
- Không bao giờ em tỏ bộ sợ hãi yếu hèn.
- Lòng sùng kính Đấng Chí Tôn. Tại sao khi em đi ngang qua một giáo đường hay một ngôi chùa em lại không đưa lên ba ngón tay chào ? Cử chỉ ấy làm em nhớ lại Lời Hứa của em. Lời Hứa chỉ đường cho em thành người dân có ích. Nếu có thì giờ, em sẽ không ngần ngại gì không vào cầu nguyện. Anh đã được thấy một Đội đi trại bằng xe đạp, khi đi ngang một cái mả mới chôn thì đạp xe chậm lại và đưa tay lên chào rất nghiêm trang. Cử chỉ ấy cũng cho ta biết rằng tinh thẩn Đội kia là tốt rồi.
- Em phải nhắm mắt và bịt tai em lại, khi em thấy và nghe những điều làm bẩn tinh thần trong sạch của em, làm hại đời sống Hướng đạo tươi đẹp của em.
- Em gắng giữ tinh thần, tâm hồn em trong sạch và trắng tinh như hai sọc trắng em đeo ở túi áo.
- Có nhiều cách hãm hại tinh thần em : chiếu bóng lổ lăng, tiểu thuyết nhảm, bạn xằng, nhưng cũng có nhiều cách giữ gìn tinh thần em trong sạch : một tu sĩ, giáo lý, bạn hữu tốt, sách hay.
b) Giỏi về kỹ thuật Hướng đạo :
Khi
nào em cũng phải hơn các Đội sinh của em về kỹ thuật. Em nên tìm những tiếng
reo, những trò chơi mới để làm vui Đội em và cả những sáng kiến mới về thủ công
hay về việc trang hoàng góc Đội. Anh có biết một em Đội trưởng góp lượm trong sổ
tay đến 43 tiếng reo. Đó là một điều đáng khen.
Em
nên làm thế nào để cho trong lúc chơi hay cắm trại, các Trưởng thấy em hăng hái
và biết xoay xở tháo vát. Không phải các Trưởng thôi đâu, mà các Đội sinh khác
còn nhận xét kỹ càng tài năng em nữa. Chúng muốn bắt chước em, vì chúng nhận thấy
em quả là một anh Đội trưởng có tái và xứng đáng.
Nói tóm lại, em gắng thành một kiểu mẫu hoạt động cho các Đội sinh em noi theo. Lý tưởng là em phải có đẳng thứ hạng nhất, hay là ít nhất em cũng phải có được mấy chuyên hiệu như : cứu thương, bơi lội, cắm trại, bếp, gút, thông tin,. ..
Em
phải sắp sẵn luôn vì nhiệm vụ em bắt em thế.
c) Có nhiều kiến thức :
Không
bắt buộc em phải là một từ điển sống để biết cả mọi điều. Nhưng em phải tự mở
mang lấy trí thông minh em và tìm biết rõ những điều thường thức. Có thế em mới
khuyên bảo, giảng giải cho các Đội sinh em nghe.
Muốn
có kiến thức rộng thì phải làm gì ? Em phải ham biết. Chớ để cặp mắt em trong
túi áo hay nói một cách khác là chớ nhắm tít nó lại. Em vểnh tai và mở mắt.
Chính nơi mà một thiếu niên không Hướng đạo ngáp dài và tỏ bộ chán nản là nơi
em có thể học thêm nhiều điều hay cho cuộc chơi lớn của chúng ta là Phong trào
Hướng đạo. Chính cuộc chơi lớn ấy làm ta có tinh thần mạnh và lòng ưa giúp ích.
Một
thi sĩ có viết: “Một cái đồng hồ dù không chạy cũng chỉ giờ được hai lần trong
một ngày”. Em cũng thế. Nếu em không tiến về Hướng đạo, các Đội sinh em cũng để ý đến em. Vậy em gắng tiến lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét