Bây giờ ta hãy bàn vài lời
về Tên Rừng.
Tên
Rừng có một công hiệu lớn trong việc đào luyện Đội sinh em.
Có hai thứ Tên Rừng
: thứ chỉ đức tính của em Hướng đạo sinh và thứ chỉ tật xấu. Anh chắc rằng em
cũng như anh, em ghét bỏ loại Tên Rừng thứ hai.
Gọi một Hướng đạo sinh “Thỏ càu
nhàu” là nhục mạ em ấy trước mặt bạn hữu và lại còn làm cho em ấy dần dần tưởng
răng tật xấu ấy là trời phú cho và khó mà thay đổi được. Dầu sao, đó cũng chỉ
là việc tiêu cực.
Tại
sao chúng ta không giúp các Hướng đạo sinh của chúng ta tự bỏ tật xấu của họ bằng
những phương tiện khác hơn là cứ loan báo trước mọi người tật xấu ấy. Nếu chúng
ta đặt cho em ấy một Tên
Rừng với một đức tính ngược lại với tật xấu kia, thì sự cải hóa của em ấy có thể
dễ dàng hơn không ?
Có
khi người ta nói : tên con vật phải ám chỉ một đức tính và chữ đệm thêm chỉ một
tật xấu. Nếu thế thì nên để tật xấu trong tên con vật và bỏ chữ đệm đi.
Anh
thích kiểu này hơn : xem tánh khí và bộ dạng để chọn con vật đặt tên, chữ đệm
chỉ một đức tính cần có.
Đừng
chọn lựa Tên Rừng mà không suy nghĩ trước hay chọn theo sở thích.
Mỗi Hướng đạo
sinh có những năng khiếu đặc biệt tiêu biểu cho đức tính này hay đức tính nọ; ở
mỗi em có ít nhất 5 phần trăm mầm tốt; Cụ B.P. đã bảo thế.
Một em vui vẻ sẽ
thành Họa Mi, muốn em lanh lợi sẽ là Chồn. Nên để các Trưởng chọn Tên Rừng
nhưng đôi khi cũng có thể để cho Hướng đạo sinh tự chọn lấy rồi huynh trưởng
chấp thuận, nếu em ấy chọn đúng. Chứ không phải theo ý ngông.
Ý ngông, trò chơi
khôi hài phải tránh xa; Tên Rừng sẽ không còn ý nghĩa gì nếu ta mang nó chỉ để
làm trò cười.
Muốn
Tên Rừng chọn đúng có thể giúp rất nhiều vào việc đào luyện đức hạnh, nên người
ta đã viết nhiều bài với nhan đề : “Từ Tên Rừng đến thánh tính”.
Vâng, Thánh
tính ! Ta có thể đến đó bằng cách phát triển liên tục một nết mà Đấng Chí Tôn
đã phú cho trẻ em. Vì thế phải tránh những Tên Rừng kỳ khôi và nên trọng Tên
Rừng để cho các em chú ý đến và tìm cách thể hiện nó. Rồi thì nó sẽ thành “Hươu
Đỉnh Cao”, Hươu vì tánh hiền lành, và “đỉnh cao” vì có lý tưởng, không muốn sống
một đời thấp hèn, nhất là đời sống tôn giáo.
Vài ví dụ khác :
‘Thỏ
Vui Cười”, Thỏ vì em ấy chạy mau và nhanh nhẹn và cũng vì em ấy thích con thú ấy
và nó có thể quan sát nó dễ dàng và theo vết nó, “vui cười” vì em ấy tươi cười
luôn và tánh tươi cười có thể dẫn đến lòng đại lượng, chí hy sinh, sự tận tâm.
Cười trong khó khăn, cười để thúc đẩy lôi kéo kẻ khác hay gây tin tưởng cho họ
khi cần.
“Sư
Tử Bạch”, Sư Tử vì mạnh, nói tiếng to; “Bạch” vì muốn trong trắng như điều Luật
thứ 10 đã dặn.
Muốn
các em chú trọng đến Tên Rừng, thì nên đặt Tên Rừng sau buổi lễ nhỏ, như :
Ở lửa trại, Hướng đạo sinh sắp được đặt Tên Rừng rời khỏi vòng tròn. Đội em ấy họp
lại quanh đống lửa và định Tên Rừng sẽ đặt, đoạn giải thích cho cả Đoàn tại sao
đặt Tên Rừng ấy. Đoàn cho biết ý kiến.
Rồi tìm những cách thử thách Hướng đạo
sinh để xem nó có xứng với Tên Rừng ấy không; lẽ cố nhiên sẽ chọn những thử
thách để cười.
Rồi gọi Hướng đạo sinh đến. Lễ có thể bắt đầu bằng một điệu múa
Tên Rừng. Đoạn trao cho em ấy hai miếng “vỏ cây”, một cái đề tên thật của em và
một cái đề Tên Rừng. Sẽ đốt cái thứ nhất vào ngọn lửa vì con người cũ đã chết;
trên cái thứ nhì cùng với Tên Rừng có viết thêm vài chữ hoặc vài châm ngôn ngắn
giải thích ý nghĩa Tên Rừng. Trao vỏ thứ hai này cho Hướng đạo sinh để giữ làm
kỷ niệm. Nhưng trước khi mở mắt xem vỏ ấy thì phải qua các cuộc thử thách đã.
Sau
lễ, hát một bài hùng mạnh nhắc nhở đến lý tưởng Hướng đạo. Thiếu sinh mới được
Tên Rừng sẽ nhớ lâu dài kỷ niệm buổi tối mà em đã trở thành một Thỏ, Chồn, Sư Tử,
v.v...
Trong
một vài Đoàn, người ta lại còn mặc cho thiếu sinh ấy thế nào gần giống con thú
đã chọn để đặt tên. Điều cốt yếu là làm lễ đặt Tên Rừng long trọng. Trong Hướng
đạo, mỗi cái có một ý nghĩa, ta gắng đừng quên ý nghĩa đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét