Và bây giờ ta hãy bàn đến
phương pháp Hướng đạo mầu nhiệm trong việc giáo hóa em Tân sinh mới nhập Đội
em.
Trò
chơi của chúng ta đinh tập cho em ấy trở thành một Hướng đạo sinh, nghĩa là một
thiếu sinh có lý tưởng “Sắp sẵn”
A.- Nhờ sự khéo léo.
Đây là sự khéo léo giúp ích cho mình và
cho kẻ khác, trong lúc hiện giờ biết bao nhiêu người vụng về, không suy nghĩ, lạc
hướng trong đường đời, về dễ dàng lâm nạn về thể chất cũng như về tâm hồn dễ
dàng sa đọa.
Phương
pháp Hướng đạo dùng những phương tiện mầu nhiệm để làm cho các em trở nên khéo
léo. Em hãy đọc kỹ những điều sau đây, rồi thì với 15 tuổi của em, em cũng có
thể hiểu “triết lý” của
Hướng đạo. Đó là một chữ lớn. Thực ra đó là một việc lớn, như em đã thấy.
1. Phương pháp Hướng đạo làm cho các em vui thích .
Trong
Hướng đạo đoàn, các trẻ em chắc chắn tìm được những điều sở thích. Họ biết rằng
họ sẽ được làm những điều họ muốn làm. Có gì sung sướng bằng những cuộc du ngoạn,
cắm trại, lửa trại, hát, vui cười, tình thân ái, những cuộc phiêu lưu mạo hiểm,
còn gì hơn nữa ?
2. Phương pháp Hướng đạo là thực hành . Ít nói. Chỉ làm.
Luật Hướng đạo nói :
Hướng đạo sinh là . . .; Hướng đạo sinh làm . . .; không nói : đừng có thô tục,
mà nói : Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết; không nói : sau này em sẽ cố gắng
thương yêu kẻ khác, mà nói : Hướng đạo sinh là bạn của mọi người. Toàn là điều
thực hành, tích cực.
Không những thế mà thôi. Để cho các em làm những điều đó,
Hướng đạo thu nhận sinh viên, thợ thuyền, nghèo, giàu, mạnh, yếu trong một Đội,
trong một đoàn để sống chung, làm việc chung. Các em cùng chơi, cùng hát, cùng
làm, cùng cầu nguyện, cùng ngắm tạo vật. Nhờ thế các em thương yêu nhau như ruột
thịt.
Trong
một kỳ trại, có xảy ra một sự bất hòa giữa anh Đội trưởng và Đội phó. Đến lúc lửa
trại, anh Đội trưởng đi tìm Đội phó và nói : “Anh Họa Mi của tôi ơi ! chúng ta
cần chơi nhiều ở lửa trại, chúng ta cần ngủ ngon, vì là ngày cuối trại nên ngày
mai chúng ta cần cầu nguyện và . . .”. Anh Đội phó nói : “Tôi hiểu rồi, không cần
nói nhiều. Anh này, nếu trong lửa trại, chúng ta diễn kịch “Hai anh Trưởng?”
Rồi
Đội phó đi nói với các Đội sinh (anh được nghe nói) : “Anh Đội trưởng ta là một
tay cừ thật!”.
Đó,
em thấy chưa? Hướng đạo chẳng những nói : “Các em hãy là những tay cừ” mà lại đặt
trước mắt ta “những tay cừ” và chúng ta chỉ cần làm theo họ.
3. Phưong pháp Hướng đạo làm những điều khó thành dễ.
Anh
cũng có thể nhắc nhở điều Luật thứ 10. Các Thiếu trưởng, các Cha Tuyên úy và
các Thầy cố vấn Giáo hạnh có thể nói rõ những lợi ích quý hóa mà Hướng đạo đoàn
đem lại cho các tâm hồn từ 12 đến 20 tuổi, dù chỉ là nguồn vui sướng trong sạch
mà Hướng đạo đoàn đã hiến các em và tình thân ái nồng hậu gương các em và các
Trưởng mến phục (Thiếu trưởng, Cha Tuyên úy hay Thầy cố vấn Giáo hạnh)
Em
đã thấy chưa ? Phương pháp Hướng đạo thật là tài tình. Dầu Cụ B.P. đã ngẫu
nhiên nghĩ ra, hay dầu Đấng Chí Tôn vì thương trẻ em mà giúp cho Cụ B.P. đề ra,
chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Cụ B.P. đã làm một Việc thiện lớn cho tất cả
trẻ em trên thế giới.
Một
Đội kia đã treo ảnh của Cụ B.P. trong góc Đội với mấy chữ “Ông ấy đã hiểu chúng
ta” dưới bức ảnh.
Thiếu
sinh lại còn phải sắp sẵn :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét