Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

C. Kỹ THUẬT HƯỚNG ĐAO VÀ CÁC MÔN THI RIỂNG CỦA ĐỘI

Em đã vào Hướng đạo, em không cần đem theo vào một phương pháp nào hay hơn phương pháp Hướng đạo mà các Trưởng đã dạy em. Phương pháp Hướng đạo đã kinh nghiệm nhiều, thử thách nhiều mà vẫn đứng vững và có điều chắc chắn là ai cũng nhận là nó đúng với sự giáo dục thiếu nhi vì khắp hoàn cầu đâu cũng có và cũng biết Hướng đạo là gì. Em chỉ cần tìm lấy nó, nắm nó trong tay, yêu mến nó, để đem nó ra thi hành trong đời em, rồi em sẽ không khi nào hối tiếc đã làm “Hướng đạo".


Em đã biết chương trình Hướng đạo Hạng Nhì, Hướng đạo Hạng Nhất gồm những món gì. Biết bao sách nói về cái ấy. Điều cần là em biết áp dụng kỹ thuật Hướng đạo của em vào công việc em và chỉ cho các Đội sinh em tập “sẵn” để giúp người. Vì em biết rằng, ta chỉ có thể là một Hướng đạo sinh tốt khi đã lên hạng Nhất. Nên em muốn cho Đội sinh em lên hạng Nhất càng sớm càng hay, không phải là vì em chỉ cốt học kỹ thuật, mà cốt đ tự tập luyện, và đ có th giúp ích. 

Kỹ thuật Hướng đạo giúp cho các Đội sinh trở nên khéo léo nhờ gương Đội trưởng và các huynh trưởng, nhờ công việc mình làm riêng, hay công việc làm chung với Đội, nhờ trò chơi và cuộc thi.

Gương các Huynh trưởng.

 - Hướng đạo là trò chơi mà các em Đội sinh tự học lẫn nhau : em biết dạy em chưa biết. Các Đội sinh thường thầm phục các em giỏi, cái gì cũng biết, cũng thạo và nhờ thế mà các Đội sinh mới cố gắng cho bằng, cho giống các em ấy. Muốn thế, em là Đội trưởng, em phải giỏi, phải thạo để các Đội sinh em phục tài em mà bắt chước theo em.

Công việc riêng và chung.

- Em biết rằng các Đội sinh em không chỉ tìm để biết mà thôi mà lại còn tìm biết mà làm ra được nữa. Điều cần là phải làm, làm luôn, làm nhiều về những kỹ thuật đã học được.

Ví dụ về gút: em cho làm những thủ công cần có gút mới làm được. Em chớ quên bắt Đội sinh em làm với em. 

Ví dụ : em dạy một cái gút, em chớ để các Đội sinh ở không. Chúng cười giỡn nhau hay đãng trí khi em cắt nghĩa : con rắn nó bò lên bờ giếng, nó gặp cái cây,... em phải bắt chúng tìm một đoạn dây làm theo em. Rồi bày ra trò chơi cần áp dụng gút ấy.

Cuộc thi.

- Muốn cho các em có tinh thần thi đua với nhau (nhưng chớ ganh ghét nhau) em nên mở những cuộc thi trong Đội. Em nên cho thi riêng những em kém với nhau, những em giỏi với nhau.

Em nên ghi nhớ rằng : làm gì cũng bằng trò chơi cả, ở đâu cũng có sự thi đua, ở đâu cũng hát, ở đâu cũng vui, nhất là ở góc Đội.

Nếu em mun thy bảy miệng đng cười, em cười trước, vừa cười vừa làm, vừa dạy vừa tập và tập các Đội sinh em cười thăng thắn khi chơi cũng như khi làm.

Muốn các em hăng hơn, em giao cho chúng tự chép tên mình vào bảng ghi các chuyên hiệu đã đậu, với ngày tháng rõ ràng và ghi cả ngày mình mang đng thứ Hạng Nhất hay Hạng Nhì Hướng đạo.

Nếu chúng có lòng làm việc, chúng sẽ gng học tập đ ghi tên mình vào bảng trống.

Nhưng em nên tránh những cuộc chạy đua đến chuyên hiệu hay cuộc săn chuyên hiệu, vì săn chuyên hiệu không phải là Hướng đạo, như Cụ B. P. đã nói. Điều quan hệ là tự tập tính tình.

Được nhiều chuyên hiệu mà mất tinh thần Hướng đạo thì có ích gì ?

Hiểu rõ kỹ thuật, biết thực hành kỹ thuật Hướng đạo là một cách tập nghi lực, chí nhẫn nại, lòng giúp người, lòng tự tin, óc tự túc, tánh tháo vát và sức khỏe. Đây cũng là một cách tập tính tình cho can trường, thẳng thắn, cẩn thận.

Còn một điều quan trọng nên tránh nữa là chớ xem những món thi như những cuộc thi quan trọng ở học đường. Chớ có hạn ngày thi, giờ thi trước. 

Trong một Đội, có khi anh Đoàn trưởng đến thăm và cho một trò chơi lớn về truyền tin trong lúc ngẫu nhiên, chứ không nghĩ trước hay báo trước cho Đội biết. Những em nào thắng cuộc chơi ấy là phải giỏi Morse và xêmapho và lẽ tất nhiên em ấy phải qua về truyền tin Hạng Nhất hay Hạng Nhì Hướng đạo. 

Thi như thế giản tiện và hợp lẽ, phải không ?

Muốn cho món thi qua hẳn, thì phải làm thật sự; ví dụ : băng bó tử tế sau khi đã rửa tay, làm một bếp lửa đúng cách, bó chắc chắn một chân gãy, trước mặt nạn nhân tỏ ra điềm tĩnh và biết rõ điều mình phải làm. Thế là qua môn Cứu thương rồi.

Muốn các Đội sinh em mau tiến bộ về kỹ thuật Hướng đạo, em hãy nghe đây :
  • Về các môn thi ở chương trình đẳng thứ Hạng Nhì và Hạng Nhất, đấy là dịp để nhớ đến điều Luật thứ 7 và để làm xong công việc chứ không bao giờ bỏ dở.
  • Nên bắt làm lại nhiều lần những việc dầu thường đi nữa, trước khi nói “dễ” hay “biết rồi”.

Làm cho các Đội sinh biết rõ ràng : biết qua loa một điều gì không đủ mà phải biết kỹ càng, biết rõ đến nơi đến chốn, biết rõ ràng, chắc chắn, mau lẹ.

Biết cũng được, nhưng cn biết làm nữa. Mun vậy, em k một chuyện khi làm một cái gút, khi săn sóc một đu gi bị thương hay khi truyền tin cho ai.

Có thể em sẽ thấy trong cặp mắt của các Đội sinh em bao lòng hăng hái muốn làm, muốn sẵn sàng làm hay do dự không dám làm. Nếu em thấy hơi lơ đãng, ít vui khi nghe bảo làm, em phải dạy lại kỹ hơn cho chúng biết kỹ.

Chia công việc ra nhiều nhóm nhỏ sẽ giúp cho công việc chóng thành công một cách không ngờ được. Nguyên tắc “Kẻ biết dạy người không biết” là một luật vàng. Có vài lúc trong buổi trại hay buổi họp, em chia Đội ra làm ba bốn nhóm nhỏ. Em này đã lên Hướng đạo Hạng Nhì sẽ dạy dấu đường cho một em mới còn “mặt tái” (mới vào). Em kia đã qua chuyên hiệu cứu thương sẽ chỉ lại cách băng bó cho những em muốn thi Hướng đạo Hạng Nhì. 

Đấy là hợp với phương pháp Hướng đạo và rất vui, rât mu nhiệm.về chuyên hiệu, em nên khuyến khích các Đội sinh thi trước, lấy những chuyên hiệu nào có ích và hay dùng được và có thể nâng cao tâm hồn các em : cứu thương,.. .

Em lại phải tùy theo sở thích của Đội sinh mà khuyến khích : em nào có khiếu v thiên nhiên, cây cỏ sẽ học v thảo mộc, em nào ưa về thú rừng sẽ học “bạn thú rừng hay bạn chim chóc”,. ..

Tóm lại, anh nói cho em biết là chớ khinh thường kỹ thuật Hướng đạo vì nó là “cơm bữa”.

Nếu em nghĩ rằng biết cả 36 cái gút không ích gì, em nên hiểu xa rằng có một sợi dây thân ái kết chặt anh em Hướng đạo trong việc học kỹ thuật với nhau và làm cho anh em thích làm việc hơn là ngủ, thích giúp kẻ khác hơn là sống an nhàn, thích kỹ thuật Hướng đạo mới có lòng giúp người và giúp được việc cho người.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét