Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

ĐỘI SINH CÁ BIỆT

Sau đây là vài trường hợp em phải giải quyết. Cn quan sát và tìm hiu, cn gn gũi đ hiu rõ hơn ri tìm cách sửa chữa.
Trước hết là :
  1. Em dễ dãi. Em ấy khi nào cũng thỏa mãn cả. Sẵn sàng hưởng ứng những đề nghị của Đội. Thường thường em ấy là con một gia đình khá giả. Có lẽ em ấy ít sáng kiến và không ham muốn gì. Vậy em xem em ấy có năng khiếu về gì, rồi giao cho em ấy việc này hay việc nọ trong Đội để em tập sáng kiến. Dẫu việc có khó, nếu em biết khuyên nhủ, em ấy cũng sẽ nhận trách nhiệm và việc sẽ thành.
  2. Em thụ động. Đã không sáng kiến mà lại ai bảo gì cũng ừ. Vậy cần tìm hiểu nhiều về em ấy, thúc giục em, giao cho em trách nhiệm cần nhiều sáng kiến, cần tìm tòi, cần can đảm, cân tính khí. Khuyến khích em ấy thường “dám làm việc”. Nâng đỡ em ấy, và nếu em ấy có một ý kiến gì, khuyên em ấy thực hành thành công.
  3. Em buông trôi. Dù có thúc đẩy mấy, em ấy cũng vẫn ít hoạt động. Hoặc là em ấy bị mệt nhọc, hoặc em thích cái khác. Em có ý tưởng đó là một con trăn ngủ, dầu trong lúc mọi anh em trong Đội hăng hái. Mỗi lần em ấy hờ hững là mỗi lần em cố gắng làm cho công việc vui hoạt, thích thú, để cho em ấy hiểu rằng “ngủ” thì thất lợi nhiều. Nếu em thấy có thể giao cho em ấy một việc mà em ấy thích thì đừng ngần ngại. Có lẽ nhờ thế mà nếm môi biết ngon, em sẽ hăng lên.
  4. Chú tinh ranh . Có lẽ đó là người em sợ nhất. Nó là cả một “cây lý sự”. Nó chỉ trích mọi việc: trò chơi, các Đội sinh, các Trưởng, các Cha Tuyên úy, các Thầy cố vấn Giáo hạnh, cố nhiên là nó không chừa anh Đội trưởng.
    Coi chừng ! Có lẽ nó rất tinh mắt để thấy những lỗi lầm, những vụng về của em. Tránh đừng để nó điều khiển thật sự Đội vì điều gì nó cũng chỉ trích cả. Nên dùng trí thông minh của nó vào ích chung cho cả Đội, cho em ấy một trách nhiệm quan trọng, để em dùng tất cả thời giờ vào đó. Tỏ ra biết tài năng của em ấy rồi hoàn toàn tín nhiệm em ấy và bảo em ấy giúp ý kiến, nhờ thế em ấy có thể trở thành một người phụ lực em rất quý.
  5. Em lém mồm. Có những người lém mồm 100 phần 100. Khi nào các em ấy cũng có điều gì để nói, nói không suy nghĩ, rồi lại quên mất những lời đã nói.
    Nói rõ cho em ấy biết rằng với năng khiếu ấy, em ấy có thể tập thi lấy chuyên hiệu “hoạt náo viên”. Và khi em ấy đã ngồi yên trong muốn lúc thì khen em ấy trước mặt Đội sinh (nhưng không có ý châm biếm). Làm cho em ấy phải nhọc mệt và dùng tánh quen nói của em ấy để giao phó cho em ấy điều khiển các tiếng reo, những bài hát, những cuộc hát đuổi, cốt nhất là việc thực tế. Bảo với em ấy “em không nên chỉ trích nhiều lắm, phỏng có ích gì ? Cần làm việc !

       Để đánh đổ những tật xẩu, chỉ có một cách thần diệu : tập đức tính trái lại. Làm cho ghét điều ác bằng cách bảo làm việc thiện.

     Bằng mọi cách, khuyến khích các em làm những điều tốt trái với những tính xấu của các em hay thực hành những tính tốt sẵn có mầm trong các em Đội sinh.

    Khi nào em thy một cử chỉ đẹp, một sự c gng, một điu hay, thì đừng quên khen một vài lời. Ví dụ, hoan hô Chồn, vì đã thực hành điều Luật thứ 8 của Hướng đạo trong trò chơi. Làm thế không phải để nịnh, để tâng bốc, nhưng để khuyến khích, để gây lòng tự tin, để cho các Đội sinh em thấy rằng muốn thành một Hướng đạo sinh chân chính mà em mong ước, thì phải làm gì.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét